Snack's 1967
Skip to main content
Thông báo
Chào mừng bạn ghé thăm wap TatCa.Yn.Lt của chúng tôi!
Nếu bạn phát hiện thấy có gì bất thường như (vi phạm bản quyền, link die, lỗi code...).
Hãy thông báo cho Admin tại nhóm FaceBook hoặc kênh YouTube: Shared Channel biết để khắc phục ngay...
Chân thành cảm ơn và chúc vui vẻ..!
Tiện ích
Loading...
Tìm kiếm nhanh

↓↓ Phần 1: Ðoán quân bài khán giả nghĩ (chọn)

* Duy_Doanh
* 20:47, 30/11/2016
view lượt xem


Hôm nay Duy_Doanh xin chia sẻ với các bạn 1 trò rất hay mà lại đơn giản về bộ môn ảo thuật bài. Đầu tiên bạn lấy bất kỳ ra 25 cây bài trong bộ bài… sau đó chia ra thành 5 phần, mỗi phần 5 cây… và nói khán giả chọn lấy một cây ở 1 trong năm phần (hãy nói khán giả chỉ cần nhìn và nghĩ về cây đó). Sau đó bạn xếp 5 phần bài đó lại … và bạn nói khán giả đưa tay ra … một tay bạn cầm vào tay khán giả… một tay bạn cầm phần bài…. và bây giờ bạn hãy nói khán giả nghĩ về cây đó …. cuối cùng thì bạn nói cây đó là cây gì … Lúc này có lẽ bạn cũng biết khán giả sẽ ra sao rồi…


Hướng dẫn học trò ảo thuật:


Đầu tiên các bạn đưa bộ bài cho khán giả đảo bài rồi nói khán giả chọn lấy 25 cây bài bất kỳ đưa cho bạn sau đó bạn xếp thành 5 cột, mỗi cột 5 quân như hình vẽ bên dưới. (hình Doanhlinh chụp bằng máy di động, lại chụp buổi tối nên hơi mờ, các bạn thông cảm nhé !)


Sau khi xếp 25 quân thành hình trên bạn sẽ nói với khán giả hãy nhớ 1 quân, chỉ cần nhớ thôi, không cần chỉ đâu. Sau đó các bạn hỏi khán giả là: “Quân bạn nhớ nằm ở cọc nào?”



Ở đây Doanhlinh ví dụ khán giả nói là nó nằm ở cọc thứ 2 nhé. (Giả dụ đó là con Q cơ chẳng hạn).




Sau đó bạn tiến hành thu lại các cọc và xếp lại bài, cọc có quân khán giả chọn bạn sẽ thu đầu tiên và để nó xuống dưới cùng.



Đầu tiên các bạn thu cọc 1 chồng lên cọc 2.



Cứ như vậy bạn thu tiếp các cọc còn lại và chồng lên nhau như hình vẽ.



Sau khi đã thu hết vào các bạn lại tiếp tục xếp bài ra thành 5 cọc mỗi cọc 5 con, bây giờ thì phải xếp đúng theo thứ tự nhé, từ trái qua phải từ trên xuống dưới.



Sau khi xếp xong, lúc này các bạn có để ý thấy 5 quân cuối cùng của 5 cọc chính là 5 quân của cọc thứ 2 khán giả chọn ban nãy không? Mình giải thích thế này nhé, khi nãy lúc thu vào chúng ta để cọc thứ 2 ở cuối cùng phải không? Vậy thì trong 5 con cuối cùng đó sẽ có 1 con khán giả chọn, bây giờ xếp ra theo cách này thì 5 quân đó sẽ nằm ở cuối cùng của 5 cọc, lúc này ta chỉ cần hỏi khán giả 1 lần nữa là sẽ biết đó là quân gì đúng không? (tương tự như thế nếu lúc đầu chúng ta để cọc 2 lên đầu, thì 5 quân đầu tiên ở 5 cọc sẽ là 5 quân của cọc 2 đó, cái này tùy các bạn để và nhớ thôi).



Lúc đầu mình đã giả dụ khán giả nhớ quân Q cơ, vậy thì bây giờ khi hỏi lại lần nữa khán giả sẽ nói quân đó nằm ở cọc thứ 3, vậy đó chính là quân cuối cùng của cọc thứ 3 rồi.



Giờ thì chỉ việc thu tất cả lại và đưa ra quân đó thôi, tùy các bạn chọn cách thức, Doanhlinh thì hay để ngược quân đó lại rồi xòe bài.
Doanhlinh chúc các bạn thành công với trò này!


* Lưu ý thế này nhé:

– Nếu các bạn muốn diễn 1 cách ấn tượng hơn, thì khi khán giả trả lời lần đầu tiên, các bạn bảo khán giả quay mặt đi vì muốn sắp xếp lại, tức là không để cho khán giả biết cách mình xếp bài đó, khán giả chỉ trả lời 2 lần là ta có thể biết được. Liệu họ có bất ngờ không? Bạn hãy thử xem nhé !

- Một cách khác để làm ra vẻ thần bí là như Doanhlinh đã nói ở trên: Sau khi đã biết quân bài khán giả nghĩ là quân bài gì rồi thì chúng ta tiến hành lật ngửa quân bài đó lênvà 24 cây bài còn lại là up và cây bài lật ngửa đó bạn cho vào giữa… sau đó nói khán giả giơ tay ra và bạn cầm tay khán giả (nếu mà khán giả nữ thì tốt rồi hihi) và tay còn lại bạn cầm phần bài…

Bây giờ bạn hãy nói khán giả nghĩ về cây bài đó một lần nữa… (có vẻ như thần giao cách cảm rồi đây)…sau khi khán giả nghĩ xong…thì bạn nói tôi đã biết cây bài bạn nghĩ là gì rồi …và bạn xỏe bài ra như hình trên … thì đúng là cây bài đó.

Nguồn: Internet
↑↑ Đánh giá bài viết
Cảm ơn bạn đã đánh giá bài viết này..!
like   like

sao

like     like

sao

Chia sẻ bài viết ???
- Chia sẻ tới: - facebook - G - Z - T
BBCode:

Link:
Cùng chuyên mục
Bạn đã xem chưa?
Thống kê truy cập