Skip to main content
Thông báo
Chào mừng bạn ghé thăm wap TatCa.Yn.Lt của chúng tôi!
Nếu bạn phát hiện thấy có gì bất thường như (vi phạm bản quyền, link die, lỗi code...).
Hãy thông báo cho Admin tại nhóm FaceBook hoặc kênh YouTube: Shared Channel biết để khắc phục ngay...
Chân thành cảm ơn và chúc vui vẻ..!
Tiện ích
Loading...
Tìm kiếm nhanh

↓↓ Ma đất đêm giao thừa

* Duy_Doanh
* 10:17, 08/12/2016
view lượt xem
Câu chuyện xảy ra vào năm 1978, tại mật khu Dương Minh Châu, một địa danh thuộc ranh giới tỉnh Tây Ninh, Hậu Nghĩa, biên giới Cao Miên. Mật khu này, sau khi CS vào, được cải danh thành công trường Hồ Chứa Nước Dầu Tiếng, dưới quyền điều khiển của một cán bộ đảng viên trung kiên, danh xưng là chủ nhiệm công trường, đám công nhân ngụy chúng tôi thường gọi người cán bộ này là Chú Chín.

Chú Chín, như đã nói, vốn là một cán bộ miền Nam tập kết, có nhiều tuổi đảng, chú là người sinh trưởng ở miền Nam nên dù đã tập kết và trở thành đảng viên trung kiên của CS, Chú Chín vẫn có phong thái chân chất, ngôn ngữ thật thà và duy tâm như hầu hết những người sanh trưởng ở miền Nam nước Việt.

Tánh tình chú Chín nhân ái thâm trầm và, có một điều thật là lạ, cho dù chú đã đi tập kết, chiến đấu và sinh hoạt lâu năm như vậy trong hàng ngũ những người CS, Chú vẫn còn giữ được tánh nết nhu mì, biết thương người và đặc biệt hơn cả, Chú rất thương mến các anh chị em công nhân trong công trường làm việc dưới quyền điều động của chú, bất kể người công nhân đó thuộc thành phần con cái "ngụy quân ngụy quyền" bị trưng dụng đi làm thanh niên xung phong hay là những anh em cựu binh lính chế độ cũ như chúng tôi.

Thái độ của chú Chính khác xa với bản chất kiêu binh hống hách, nói phét như cuội vốn là cá tánh của giai cấp lãnh đạo CS mà chúng tôi thường thấy. Cho nên, đám công nhân chúng tôi bớt cảm thấy mặc cảm và, cũng có khi để tâm tìm hiểu thêm về con người riêng tư của Chú Chín.

Địa thế của công trường vốn dĩ là mật khu Dương Minh Châu trong thời chiến, nên nằm sâu tít trong rừng đèo heo hút gió, cây cối um tùm rậm rạp với rừng cỏ tranh che lấp đầu người. Có hai con đường độc đạo, quanh co nhỏ hẹp, nằm khuất trong đám cỏ tranh dành để đi bộ từ công trường ra tới xóm nhà dân cách khoảng chừng hai cây số với đầy rẫy những lỗ bom đào sâu dưới đất, miệng rộng như những cái ao khổng lồ. Người đi bộ nếu lỡ trượt chân rớt xuống, không có người trông thấy để tìm cách thả dây kéo lên thì xem như chết chắc vì khó lòng một mình người đó co ù thể tìm cách nắm được các nhúm cỏ tranh trơn tuột mà leo lên miệng hố cong vòng như cái lòng chảo sâu hoắm này.

Đã có ít nhất vài ba lần, các công nhân cơ hữu thuộc đội lao động thanh niên xung phong, vào những buổi chiều chán ngán cơm hẩm cá thiu ở công trường, họ chịu khó đi bộ ra xóm nhà dân bỏ tiền túi ra để có những bữa cơm "cải thiện", thay thế cho những bữa ăn quá đỗi đạm bạc, chỉ có vài bát cơm hẩm trong khẩu phần ẩm thực với vài ba con cá khô mục hoặc nhúm rau xanh tự trồng với vài muỗng nước muối mặn chát thay thế cho món ăn mặn hàng ngày.

Các anh chị em công nhân ở đây, phần lớn, là thành phần con cái chế độ cũ được Công Ty Xây Dựng Thủy Lợi 9 tọa lạc ở Thị Nghè điều lên vùng khỉ ho cò gáy này để tham gia lao động công trường. Công việc chung của họ là hàng ngày tiếng quân trên một con đường độc đạo khá rộng lớn, xe cộ có thể chạy qua lại được để tự khiêng những tảng đá khổng lồ do nhóm anh em tài xế chúng tôi lái những chiếc xe Liên Sô hiệu MA, xe ZIN ba số 5 lấy đá từ núi đá Biên Hòa hoặc Châu Thới chở về. Công việc thật là nhàm chán và nặng nhọc dưới ánh nắng thiêu đốt với từng cơn gió lốc phủ ngập đất đỏ thổi tới, bám lên những thân xác trẻ tuổi đầy hoa mộng còm cõi của họ hàng ngày.

Chúng tôi, tuy cũng là công nhân, nhưng có điều may mắn hơn là được điều động đi làm phụ xế trên những chiếc xe Zin 3 con 5 hoặc những chiếc xe MA của Liên Sô vĩ đại, hàng ngày được đi ra khỏi công trường về Châu Thới lấy đá để chở về đổ trên con đường lớn này để hoàn thành qui hoạch một con lộ tiêu chuẩn nối liền công trường với các thị xã xa xôi lân cận.

Nhờ được lái xe có giấy lệnh công tác của công trường do Chú Chín ký nhận, mỗi xe chúng tôi đều có trang bị súng ống cá nhân, có cán bộ chỉ đạo dẫn đầu mỗi lần đi công tác chở đá, nên nhóm anh em tài xế chúng tôi, từ tài xế chính (thường là những cán bộ, bộ đội) cho đến tài xế phụ là những người thuộc chế độ VNCH có chuyên môn cao như chúng tôi được tuyển dụng. Ngay từ những ngày đầu ra quân đi chở đá trên các tuyến đường thường lệ, tài xế chính, tài xế phụ chúng tôi dù có khác nhau về ý thức hệ hoặc danh xưng trong chế độ mới của VC, cũng đã rất "tâm đầu ý hợp" trên cả hai phương diện "làm tốt" công tác lẫn những "kỳ công" thu hoạch lợi nhuận trên các chuyến xe từ công trường đến nơi lấy đá bằng những chuyến buôn lậu có kế sách hẳn hòi.

Lợi tức thường từ những chuyến xe trống, nhưng với nhiều cách che giấu tinh vi, chúng tôi lùng sục mua rẻ những mặt hàng lấy từ những con buôn từ vùng biên giới gồm nào là thịt, mỡ heo, củi, gạo, đường, sữa, thuốc lá, v.v... Thật là những con số lợi nhuận rất đáng ca ngợi và hoan hỉ đối với cách lái xe lương tháng vài chục bạc èo uột như chúng tôi.

Từng bọc tiền lời kiếm được thường xuyên mỗi ngày đưa địa vị lao động của nhóm anh em tài xế chở đá chúng tôi đến một giai cấp tiền bạc rủng rỉnh đề huề, dù chỉ ngụy trang dưới một hình thức ngấm ngầm, hoàn toàn trái nghịch với bộ dạng lem nhem dầu mỡ, mồ hôi dầm dề trên những bộ quần áo bảo hộ lao động bạc phếch vì nắng cháy của đám lái xe chúng tôi. Lúc đã kiếm chác được khá nhiều tiền, chúng tôi cũng biết cách "xử lý" đúng điệu với Chú Chín chủ nhiệm công trường, anh phó chủ nhiệm, ban an ninh, đội bảo vệ... Tóm lại, kẻ nhiều người ít, tùy theo chức năng, tùy theo tình hình mà chia chác để giữ mối kiếm ăn lâu dài trong khi cả nước đang dần dần kéo nhau đi vào thời kỳ lang thang đói rách. Bọn công nhân chúng tôi thừa đủ kinh nghiệm khôn ngoan nên luôn luôn áp dụng cung cách ăn đồng chia đủ với tất cả mọi thành phần cán bộ viên chức thẩm quyền liên hệ, ngay cả các đội kiểm tra kinh tế trên các tuyến đường chúng tôi qua lại hàng ngày, chúng tôi cũng không quên đáp lại xứng đáng thái độ làm ngơ của "các đồng chí" mỗi lần nhận ra đoàn xe chở đá từ Công Trường Hồ Chứa Nước Dầu Tiếng hàng chục chiếc xe nối đuôi nhau chạy qua.

Từ lúc có tiền rừng bạc bể trong tay, anh em tài xế chánh, tài xế phụ của chúng tôi cũng không quên những đứa em đứa cháu hiện là những công nhân lao động thuộc nhóm thanh niên tiên tiến của công trường. Điều mà chúng tôi không bao giờ xao lãng về đám thanh thiếu nữ trẻ này, là đa số họ thuộc con cái "ngụy quân ngụy quyền", vốn là những chiến hữu ruột thịt trước đây của chúng tôi. Gặp các em thường xuyên, nhìn các em từng ngày đốt tàn tuổi xuân trên từng viên đá thô nhám trĩu nặng, thân thể mỗi ngày thêm khô héo tàn tạ trong những mùa mưa nắng khắc nghiệt của công trường, lòng tự ái ngấm ngầm không thể bộc lộ của đám tàn binh thua cuộc, chúng tôi chỉ biết im lặng thương xót ngậm ngùi cho tuổi trẻ các em. Nên chi, chuyện cho các em quá giang xe ra khu xóm dân thị xã kiếm thêm những bữa cơm "cải thiện", hay dúi cho các em dăm ba trăm bạc tiền Hồ, các em nữ chút tiền mọn để chi tiêu cho những nhu cầu gương lược trang điểm của con gái là chuyện không có gì cần suy nghĩ của đám tài xế đội lốt "giác ngộ tốt" như chúng tôi.

Các em cũng biết thân phận cam chịu những thua thiệt của hàng ngũ con cháu "ngụy quân ngụy quyền" bằng cách ngấm ngầm liên kết với nhau, gắn bó và chia xẻ nhau tất cả những tâm tư tình cảm tự nhiên nhất của tuổi trẻ. Các em âm thầm chịu đựng những tháng ngày lầm than ở công trường, bên ngoài không hé răng tỏ lộ một lời than van thống trách nhưng bên trong thì sùng sục lửa căm hờn. Rất ý hợp tâm đầu, các em tự biết, đám tài xế phụ chúng tôi tự biết. Chúng tôi kín đáo trao đổi và ngấm ngầm bảo vệ và cảm thông lẫn nhau. Trong số các em, có một cặp nam nữ trẻ tuổi mà tôi biết rõ tông tích, lý lịch. Đứa con trai trên Trần Mạnh Hùng, con của một sĩ quan VNCH cao cấp, thân phụ của Hùng, dĩ nhiên đã lên đường đi cải tạo "10 ngày" chưa thấy dạng trở về sau 2 năm 2 tháng. Đứa con gái, chỉ cần nhìn qua dáng dấp đích thị là một tiểu thư với tấm thân mình hạc xương mai, khuôn mặt bầu bĩnh thông minh đôn hậu như ánh trăng rằm. Bảo Quỳnh là tên đứa con gái, cựu nữ sinh Gia Long học giỏi, đàn dương cầm lại rất hay.
Bạn đang xem trang: [1]
Chuyển đến trang:
↑↑ Đánh giá bài viết
like     like

sao

Chia sẻ bài viết ???
- Chia sẻ tới: - facebook - G - Z - T
BBCode:

Link:
Cùng chuyên mục
Bạn đã xem chưa?
Thống kê truy cập

XtGem Forum catalog